Xôi Chè Phúc Lộc Thọ

Cúng đầy tháng

Chỉ khác với tên gọi, cũng thôi nôi hay còn gọi là cúng đầy thàng. Đây là một trong nhiều nghi lễ gắn liền với cuộc đời của mỗi con người, nó là nét đẹp văn hóa truyền thống của người phương Đông nói chung và của người Việt Nam nói riêng.

Xôi cúng đầy tháng

Vai trò của bà Mụ trong lễ cúng đầy tháng

Theo quan niềm của ông bà ta cho rằng đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà Chúa Đầu thai) hay còn gọi là 12 Mụ Bà nặn ra. Mỗi Mụ Bà sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc… xấu hay đẹp cũng là do tay các Mụ Bà nặn ra....Xuất phát từ quan niệm tâm linh đó phong tục cúng đầy tháng cũng dần dần được hình thành.

Đây cũng được coi là sự thông báo cho họ hàng và người thân biết được sự tồn tại của một con người, và vai trờ của đứa trẻ đó trong gia đình đáng để được nâng niu, chúc tụng, để cộng đồng có trách nhiệm giúp đỡ, cưu mang, che chở…

Lễ mừng con đầy tháng trước là để tạ ơn Mụ bà và Đức ông đã phù trợ cho “mẹ tròn con vuông”, sau là để trình với nội – ngoại, họ hàng, lối xóm về đứa cháu sau một tháng chào đời

Trong lễ đầy tháng việc chuẩn bị đồ cúng, xôi chè cúng đầy tháng, để thông báo sự tồn tại của đứa trẻ. Ngoài việc chuẩn bị món ăn, thức uống dùng để chiêu đãi khách, bạn còn phải chuẩn bị mâm lễ vật cúng kính 12 Mụ bà và một mâm cúng kính 3 Đức ông.

Sau đây là một số vật dụng cúng Đồ vật cúng 12 Mụ bà:

Ngoài cúng bà mụ, còn có 3 Đức ông: Thánh sư, Tổ sư và Tiên sư với chức năng truyền dạy nghề nghiệp cho bé trong tương lai. Cúng 3 Đức ông gồm các lễ:

Lưu ý: Để chuẩn bị cho lễ đầy tháng của bé, các cha mẹ nên chuẩn bị trước 2 tuần để tránh những trường hợp không lường trước được như không chuẩn bị đầy đủ lễ.